Từ ý tưởng đến thành lập doanh nghiệp

Ý tưởng trở thành một mô hình kinh doanh

Mọi hoạt động tự kinh doanh đều mang tính cá nhân và mọi quy trình khởi nghiệp đều khác biệt. Ví dụ, nếu bạn là một người hành nghề tự do, cung cấp dịch vụ tại nhà, bạn chỉ cần đăng ký hoạt động của mình với cơ quan thuế và giải thích rõ với chủ cho thuê về việc có được phép làm việc trong căn hộ riêng của mình hay không. Khi bạn đã tìm hiểu rõ các vấn đề về bảo hiểm, bạn có thể bắt đầu tìm được khách hàng. Tuy nhiên, bạn nên làm rõ trước liệu trình độ chuyên môn của bạn mà không phải do bạn lĩnh hội được ở Đức có cần được công nhận hay không.

Chúng tôi muốn cho bạn thấy các bước trong quy trình thành lập doanh nghiệp mà bạn nên xem xét. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bỏ qua một số bước nếu bạn đã đáp ứng hoặc không cần đáp ứng các yêu cầu này. Tìm hiểu kỹ: Bạn được phép làm gì, bạn còn thiếu điều gì (ví dụ: giấy phép, đăng ký, giấy cấp phép, điều kiện chuyên môn)? Bạn muốn làm gì và đạt được gì? Bạn có phụ thuộc vào người khác (đặc biệt là chính quyền hoặc đối tác) không? Bạn muốn hoặc phải thực hiện nhanh quy trình như thế nào? Những câu hỏi này và những câu hỏi khác sẽ quyết định con đường của bạn. Hãy tự quyết định vị trí bạn muốn bắt đầu và những bước bạn cần xem xét kỹ hơn.


Bạn cũng có thể tìm được sự hỗ trợ cho quá trình thành lập doanh nghiệp của mình từ một chuyên gia tư vấn trong mạng lưới của chúng tôi. Hãy sử dụng Công cụ tìm kiếm trung tâm tư vấncủa chúng tôi.


Điều quan trọng nhất trước khi lên ý tưởng

Trước khi dành nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch thành lập doanh nghiệp, bạn nên đặt câu hỏi về thái độ và đặc điểm của bản thân cũng như môi trường xã hội của mình. Mọi thứ phải phù hợp với nhau. Do đó, hãy suy nghĩ chín chắn xem liệu bạn có đủ tố chất và đối mặt với những thử thách được hay không, bởi vì yếu tố quyết định tạo nên thành công của tự kinh doanh chính là bản thân của bạn.

  • Động lực: Tại sao bạn muốn tự kinh doanh? Lý do cho việc tự kinh doanh của bạn là gì? Động lực mạnh mẽ là nguồn cung cấp năng lượng cho sự sáng tạo, cho sự kiên trì bền bỉ và để đạt được sự độc lập của bạn. Ngay cả trong những thời điểm khó khăn, điều đó sẽ mang lại cho bạn động lực và sức mạnh để giải quyết xung đột.
     
  • Phẩm chất và năng lực Hãy tự phê bình các phẩm chất và kỹ năng của cá nhân, xã hội, chuyên môn và kỹ năng kinh doanh của bản thân. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự muốn và có thể thực hiện các công việc trong tương lai của mình hay không. Bạn có đủ bằng cấp chính thức để tự kinh doanh không hay bạn vẫn cần huấn luyện tay nghề điều chỉnh lại để việc đào tạo nghề của bạn được công nhận với bằng cấp tương đương?
     
  • Bù đắp những điểm yếu: Không ai hoàn hảo cả Hãy tập trung vào những khía cạnh bạn đặc biệt giỏi và phát triển dựa trên những điểm mạnh đó. Cần nhận thức được những điểm yếu của bản thân và cố gắng bù đắp cho những điểm yếu đó, chẳng hạn như nhờ tư vấn bên ngoài hoặc sự hỗ trợ từ gia đình.

Các bước trong quá trình thành lập doanh nghiệp

Tôi có thể làm việc độc lập ở Đức không?
Điều quan trọng là giấy phép cư trú phải cho phép bạn tự kinh doanh. Bạn có thể tìm hiểu theo Giấy phép cư trú phù hợp giấy phép cư trú / đoạn văn bản nào của Luật cư trú cho phép tự kinh doanh và cơ quan chức năng nào phụ trách việc này.

Tìm ý tưởng kinh doanh
Điểm khởi đầu đương nhiên là ý tưởng kinh doanh. Trước hết, với tư cách là người kinh doanh, bạn phải tìm ra một ý tưởng kinh doanh tốt. „Tốt“ tức là: Ý tưởng phù hợp với năng lực, tính cách của bạn và hoàn cảnh sống của bạn. Có một thị trường với lượng khách hàng đủ lớn cho ý tưởng của bạn. Bạn thực sự thích ý tưởng kinh doanh của mình. Bạn rất quen thuộc với lĩnh vực này. Bạn càng biết rõ mình muốn gì và trình bày rõ ý tưởng kinh doanh, thì các tổ chức và chuyên gia càng có thể tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho bạn.

Nhiều công ty khởi nghiệp thành công với các sản phẩm hoặc dịch vụ đã phổ biến ở nước ngoài nhưng chưa có mặt trên thị trường Đức. Các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại cũng có cơ hội thị trường tốt thông qua các cải tiến hơn nữa hoặc các dịch vụ mới.

Điều quan trọng là khi tìm kiếm ý tưởng kinh doanh, bạn phải tìm được điều phù hợp với mình. Kiểm tra năng lực và mối quan tâm của bản thân có thể giúp bạn xác định một ý tưởng kinh doanh phù hợp. Thảo luận với người thân và bạn bè về những điểm mạnh mà họ đặc biệt đánh giá cao ở bạn. Những câu hỏi sau đây có thể giúp bạn:

  • Bạn là ai (đặc điểm cá nhân, sở trường và sở thích, sở thích của bạn là gì)?
  • Bạn biết gì (đào tạo trong trường và đào tạo nghề, khả năng, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn và các hoạt động cụ thể của bạn)?
  • Bạn đặc biệt giỏi về điều gì – bạn có kiến thức đặc biệt gì trong một lĩnh vực nào đó không?
  • Bạn quen ai (đặc biệt là những người bạn biết rõ và có thể liên hệ nhanh chóng)?

Nếu bạn đã trả lời được những câu hỏi này cho chính mình, thì bạn nên đào sâu ý tưởng đầu tiên của mình trong bước tiếp theo. Những câu hỏi sau có thể giúp bạn:

  • Bạn giỏi hoặc biết rõ 10 việc nào?
  • Bạn đã sử dụng kỹ năng và kiến thức này khi nào? Bạn có cần thêm kiến thức nào khác không?
  • Bạn có thể bắt đầu với điều gì vào ngày mai?

Bạn được phép làm gì trong lĩnh vực đã chọn? 
Muộn nhất là khi bạn đã chắc chắn về ý tưởng kinh doanh và đã tạo hồ sơ đề xuất đầu tiên, quá trình xét duyệt sẽ bắt đầu: Có các quy định nào trong lĩnh vực hoạt động đã chọn? Đó có phải là một ngành nghề được điều chỉnh mà bạn phải đáp ứng các yêu cầu nhất định không? Hay đó không phải là ngành nghề được điều chỉnh và bạn không có các hạn chế nào? Có hiệp hội nghề nghiệp nào mà bạn cần hoặc có thể đăng ký không? Bạn có các bằng cấp cần thiết hay bạn vẫn cần phải đạt được các bằng cấp bổ sung, ví dụ: để được công nhận tương đương với dào tạo nghề của bạn?

Bạn thấy được một lỗ hổng thị trường?
Bạn thấy mình đang trong một phân khúc thị trường truyền thống“ và muốn vượt trội so với đối thủ cạnh trạnh bằng những nét riêng độc đáo nhưng tốt (và có cái gọi là tính năng độc đáo) hoặc có thể bạn sẽ là người duy nhất cung cấp dịch vụ trong khu vực? Hay bạn đang theo đuổi một ý tưởng đổi mới và tự mình mở ra một thị trường mới? Nhưng bạn cũng có thể phát triển một đề xuất hiện có để phổ biến và đổi mới nó cùng lúc. Bất kể bạn đi theo hướng nào: Điều quan trọng vẫn là có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ.

Lập kế hoạch kinh doanh và triển khai mô hình kinh doanh
Các câu hỏi đầu tiên và các bước của kế hoạch tự kinh doanh đã được quyết định. Bây giờ hãy tìm hiểu các câu hỏi một cách chi tiết: Kế hoạch hoạt động của bạn sẽ như thế nào về mặt chiến lược và tài chính? Thu nhập của bạn đến từ đâu? Nhóm khách hàng chính của bạn là ai? Trụ sở ở đâu là tốt? Bạn cần trả lời những câu hỏi này trong kế hoạch kinh doanh của mình. Kế hoạch kinh doanh thường là bắt buộc, ví dụ khi nộp đơn xin giấy phép cư trú hoặc vay tiền tại ngân hàng. Nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn đảm bảo sự an toàn trong kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tự kinh doanh. Hãy tìm hiểu tất cả những gì cần triển khai trong kế hoạch kinh doanh và những câu hỏi bạn cần trả lời trên trang mô tả chủ đề Kế hoạch kinh doanh.

Kiểm tra nghiêm ngặt
Kế hoạch kinh doanh đã được triển khai chưa? Sau đó, bạn cần trình bày trước các chuyên gia khác nhau; ví dụ: bạn có thể tới cơ quan phát triển kinh doanh của thành phố. Cơ quan phát triển kinh doanh sẽ giúp bạn hoặc giới thiệu bạn tới một tổ chức khác. Hãy hỏi: Kế hoạch có thuyết phục không? Bạn đã quên những câu hỏi quan trọng? Điều gì vẫn trong kế hoạch của bạn chưa được thuyết phục hoặc thống nhất? Thảo luận kế hoạch kinh doanh của bạn với cố vấn, nếu bạn chưa liên hệ được với trung tâm tư vấn. Đặc biệt nếu nộp đơn xin cấp vốn hoặc vay nợ, bạn cần trình bày những khía cạnh quan trọng trong ý tưởng kinh doanh đã được cân nhắc kỹ và chi tiết. Sau đó, bạn có thể nói chuyện với các tổ chức mà bạn cần liên hệ để khởi nghiệp, ví dụ như các cơ quan và phòng phát triển kinh tế, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Kiểm tra các đề xuất tài trợ
Kiểm tra xem có đề xuất tài trợ nào phù hợp với hoàn cảnh sống và ý tưởng khởi nghiệp của bạn không. Xin tài trợ không phải lúc nào cũng là con đường tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn không có vốn tự có để khởi nghiệp, bạn cần xem xét các đề xuất khả thi. Bạn có thể đọc về các chương trình tài trợ cơ bản trên trang Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp của tôi của chúng tôi.

Đăng ký 
Đăng ký tự kinh doanh tất nhiên là điều quan trọng, nhưng không phải là bước đầu tiên. Trước hết, bạn cần bình tĩnh kiểm tra và giải thích rõ công việc của bạn và các yêu cầu cần đáp ứng. Bạn có muốn nộp đơn xin tài trợ không? Vậy thì, hãy lưu ý: Đối với một số chương trình, bạn cần xin tài trợ trước khi đăng ký kinh doanh hay mua hàng hóa, máy móc hoặc tương tự cũng như ký kết hợp đồng với các văn phòng. Bạn đã chuẩn bị và kiểm tra mọi thứ và có thể bắt đầu chưa? Sau đó, bạn chỉ cần đăng ký tự kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền. Để biết thêm thông tin về việc này hãy xem Biểu mẫu, tài liệu và các loại giấy tờ khác. Tùy thuộc vào các hình thức pháp lý của bạn, sau đó bạn cũng phải tự nhập số liệu của mình vào sổ đăng ký thương mại.

Bảo hiểm
Là một người tự kinh doanh, bạn phải tự mua bảo hiểm cho mình. Bạn có thể tự bảo vệ mình trước những rủi ro cá nhân và rủi ro công việc. Nhưng tất cả loại bảo hiểm đều tốn tiền. Vì vậy, bạn cần phải tính đến bảo hiểm trong kế hoạch kinh doanh và dự toán chi phí của mình. Nếu bạn muốn đọc lại những bảo hiểm nào là quan trọng, bạn sẽ tìm thấy chúng trong Leitfaden Einfach Gründen in Deutschland hoặc trong GründerZeiten: Bảo hiểm thông tin liên quan.


Business Model Canvas

Với Business Model Canvas, bạn sẽ nhận được một tổng quan về các lĩnh vực quan trọng nhất của công ty và có thể sử dụng chúng để phát triển mô hình kinh doanh theo cấu trúc. Mô hình kinh doanh là nền móng tốt và là cơ sở cho kế hoạch kinh doanh của bạn.

Business Model Canvas bao gồm chín yếu tố sau: