Các bước tự kinh doanh
Các công dân đến từ Liên minh Châu Âu, Khu vực Kinh tế Châu Âu hay Thụy Sĩ
Bạn là công dân: của một quốc gia Liên minh Châu Âu khác, Khu vực Kinh tế Châu Âu hay Thụy Sĩ? Bạn có quyền tự do thành lập công ty tại Đức và được phép tự kinh doanh tại Đức mà không cần sự cho phép đặc biệt. Bạn chỉ cần tuân thủ các yêu cầu cụ thể của nghề nghiệp. Để có thể làm việc độc lập về một số ngành nghề, trước hết bằng cấp của bạn phải được kiểm tra và công nhận. Tất nhiên, điều này được áp dụng đặc biệt cho các ngành nghề cần trình độ cao, ví dụ như lĩnh vực y tế. Những để có thể làm việc độc lập trong nhiều ngành nghề cần tay nghề cao, bạn phải cung cấp bằng cấp chuyên môn tại Đức.
Nếu bạn muốn biết thêm về những bằng cấp nào cần cung cấp cho nghề nghiệp của mình, hãy xem Thư viện nghề nghiệp!
Từng bước tự kinh doanh
Với tư cách là công dân Liên minh Châu Âu, bạn có thể tự kinh doanh tại Đức mà không cần giấy phép đặc biệt nếu bạn đáp ứng các yêu cầu và trình độ chuyên môn của mình. Trong những bước tiếp theo, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách tốt nhất để tiến hành, những điều bạn cần cân nhắc và cách nào sẽ tốt cho việc thành lập doanh nghiệp của bạn đi tới thành công.
Kiểm tra xem việc tự kinh doanh của bạn thuộc các nghề thương mại hay ngành nghề tự do. Trong Bảng thuật ngữ của chúng tôi, chúng tôi giải thích sự khác biệt và bạn sẽ tìm thấy những thông tin quan trọng nhất trong từ điển hướng nghiệp của chúng tôi.
Kiểm tra xem bạn có đáp ứng đủ điều kiện cho việc tự kinh doanh theo dự định của bạn hay không. Các bằng cấp nhất định (chẳng hạn như bằng nghề hoặc bằng tốt nghiệp chương trình học) là bắt buộc đối với hầu hết các công việc. Bạn sẽ tìm thấy những thông tin cần thiết trong từ điển hướng nghiệp của chúng tôi.
Viết kế hoạch kinh doanh. Mặc dù bạn không phải viết một kế hoạch kinh doanh để đăng ký tự kinh doanh, nhưng bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh nếu bạn muốn đăng ký tín dụng hoặc vay ngân hàng. Trên trang Kế hoạch kinh doanh chúng tôi giải thích cho bạn những nội dung mà một kế hoạch kinh doanh cần có.
Kiểm tra xem bạn có tất cả các loại giấy tờ cần thiết để đăng ký với văn phòng thương mại hoặc cơ quan thuế hay không. Trên trang Biểu mẫu, tài liệu và các loại giấy tờ khác chúng tôi đã tập hợp danh sách kiểm tra cho các vấn đề tương ứng của bạn (ví dụ: đăng ký với văn phòng thương mại, đăng ký với cơ quan thuế. Nếu việc tự kinh doanh của bạn là một trong những "nghề tự do", thì bạn phải đăng ký việc tự kinh doanh của mình với cơ quan thuế. Nếu việc tự kinh doanh của bạn là một phần của "kinh doanh", thì bạn phải đăng ký việc tự kinh doanh của mình với văn phòng thương mại.
Tự kinh doanh như công việc chính hay như công việc phụ
Nếu bạn không muốn bắt đầu làm việc toàn thời gian ngay (ít nhất 40 giờ một tuần) với công việc tự kinh doanh của mình, bạn phải làm rõ rằng bạn sẽ tự kinh doanh toàn thời gian hay bán thời gian. Việc đóng góp bảo hiểm y tế phụ thuộc vào quyết định này. Tự kinh doanh toàn thời gian được chọn nếu:
- thu nhập của bạn và thời gian cần thiết để tự kinh doanh cao hơn so với các hoạt động kiếm tiền khác mà bạn làm (ví dụ: nếu bạn vẫn đang làm thuê cho một công ty) và
- người khác không thể cho bạn biết bạn phải làm gì.
Nhiều người tự kinh doanh như một công việc phụ. Điều đó có nghĩa là bạn là nhân viên của một doanh nghiệp. Nhưng ngoài việc đó ra, bạn còn làm việc cho chính doanh nghiệp của mình. Giải pháp này rất phù hợp để thử một ý tưởng kinh doanh và không phải chấp nhận toàn bộ rủi ro ngay lập tức. Bởi vì bạn được đóng bảo hiểm xã hội thông qua chủ sử dụng lao động của bạn và bạn có thu nhập cơ bản an toàn. Theo thời gian, bạn có thể quyết định xem bạn có muốn làm việc hoàn toàn tự do, từ bỏ công việc chính là đi làm thuê hay thiết lập hai công việc trụ cột chính - tự kinh doanh đồng thời vẫn làm thuê. Điều quan trọng là bạn phải thông báo cho chủ sử dụng lao động của mình.
Nếu bạn không chắc liệu ý tưởng kinh doanh của mình có hiệu quả trên thị trường hay không và dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn có bán chạy hay không, trước tiên bạn có thể làm việc với tư cách là một nhân viên trong ngành và tìm hiểu thị trường và khách hàng tiềm năng. Và đồng thời bạn có thể tự mình mở mang kiến thức cũng như kỹ năng cho bản thân. Bằng cách này, bạn có thể chuẩn bị tốt cho việc tự thành lập doanh nghiêpj của riêng mình.
Có lẽ bạn thấy chưa ổn với suy nghĩ phải tự mình gánh mọi trách nhiệm. Hoặc bạn không chắc liệu bản thân mình có đủ các mối quan hệ và kiến thức cần thiết để thực hiện thành công ý tưởng của bản thân. Bạn nên tìm kiếm một đối tác kinh doanh (hoặc nhiều) người có thể bổ sung tốt cho nhau và những người có thể bù đắp cho những điểm yếu của bạn.